Tranh đồng xâm - Vinh quy bái tổ
Thời gian và lịch sử đã chứng minh lên tất cả, những người con xa xứ, dù đi làm xa xây dựng sự nghiệp hiển vinh cũng như thi cử đỗ đạt đều có chung một nỗi niềm “trở về quê hương”. Nơi họ đã sinh ra và nuôi dưỡng họ trưởng thành, nỗi nhớ ấy cũng như sự mong đợi của cha mẹ, của gia đình làng xóm mong ngày họ trở về trong hiển vinh. Đó cũng là lý do ra đời của bức tranh “ Vinh quy bái tổ”
NGUỒN GỐC
tranh-đồng-xâm-vinh-quy-bái-tổ |
Theo sử sách ghi lại vào năm 1484 - Giáp Tý, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là ghi lại danh tính của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, bằng cách khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long, để tên tuổi của họ lưu danh muôn thuở. Trên mỗi bia đá, ngoài khắc tên, tuổi, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tính của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập.
Theo lệ đó mà hàng năm các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.
Ngày nay, với những người dù làm quan hay doanh nhân, hoặc thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào khi trở về quê hương, làng xóm cũng là mang vinh quang, thanh danh về báo hiếu với gia đình với quê hương nơi nuôi dưỡng họ trưởng thành đó chính là ý nghĩa của bức tranh đồng " Vinh quy bái tổ".
Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
Mail: tranhdongxammd@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét