Trong cuộc sống, chữ Tâm và chữ Đức làm nên vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp ấy tạo nên sự khác biệt căn bản giữa con người và các loài vật. Nói đến chữ Đức chính là nói về đạo đức con người, là luôn đồng nghĩa với những điều tốt đẹp.
Chữ Đức được kết hợp từ ba bộ chữ là chữ sách,
chữ trực và chữ tâm.Trong đó, chữ sách có nghĩa là bước đi, hành động; chữ trực nghĩa là ngay
thẳng, chính trực; chữ tâm mang ý nghĩa về sự suy tư, về ý nghĩ, tư duy. Như
vậy có thể hiểu một cách khái quát: Chữ Đức nghĩa là sống thực với chính mình,
làm đúng với lương tâm mình.
Người
xưa có câu: “Tiên tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước phải có đức, phải tu
nhân tích đức, sau mới nghĩ đến chuyện tìm sự giàu sang phú quý (tầm long
nghĩa là tìm long mạch tốt để tạo sự phát đạt, giàu sang). Lại có câu: “Có đức
mặc sức mà ăn” cũng với ý nghĩa tương tự. Chữ Đức, hay nói đúng hơn, ăn ở có Đức
là điều rất quan trọng. Cho nên trong Tử vi, mặc dù đặc biệt coi trọng “số phận”
con người, nhưng vẫn có câu: “Đức năng thắng số’’, cũng là nhằm nhắc nhở người
đời hãy biết lấy Đức làm trọng, vừa giúp ích cho xã hội, vừa tạo nên “số phận”
tốt hơn cho chính mình.
Ngày nay nhiều gia đình hoặc ở công sở lại treo chữ Đức 德 hoặc chữ Tâm 心 . Tâm là trái tim, là tấm lòng. Chữ tâm như một con thuyền chở nặng hoài
niệm, suy tư của cuộc đời. Người treo chữ Tâm với mong muốn trong khi giải quyết
các công việc, luôn luôn có một tấm lòng, xét việc “thấu tình đạt lý”. Nhà thơ
Nguyễn Du đã viết:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Khi có tấm lòng nghĩ đến người khác, người có quyền sẽ
thấu hiểu nỗi khổ của kẻ dưới, không gây oan trái cho người dân lương thiện.
Một quan chức có tâm sẽ coi trọng công lý, coi trọng tình người, gương mẫu
trong lời nói và việc làm, giải quyết mọi việc êm thuận, được mọi người tin yêu.
Chữ đức 德 xét theo lối chiết tự bao gồm ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là chữ mà những học
trò đã từng theo “cửa Khổng sân Trình” phải thuộc lòng cách viết từ khi tóc còn
để chỏm trái đào:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm
Ở bên trái là bộ hành 彳tức là làm. Bên phải ở trên là bộ thập ( + ) cần phải tu
dưỡng đủ 10 nết tốt, phải có cái nhìn rộng rãi “chín phương trời, mười phương
đất”. Tiếp theo là bộ tứ - cần bao dung, rộng rãi, không chấp nhất đối với kẻ
thuộc quyền - “Tứ hải giai huynh đệ” (Bốn biển đều là anh em một nhà); chữ nhất
(-) biểu thị lòng ngay thẳng, trung thực, không vụ lợi, không thay đổi
thái độ, hành động trước mọi sự cám dỗ. Dưới cùng là bộ tâm 心 – một trái tim, một tấm lòng vị tha, yêu thương con người. Có thể hiểu là
chữ Đức diễn tả bản chất của một vị quan tốt vị sếp tốt. Khi làm
việc công, đối với kẻ dưới quyền luôn bao dung rộng rãi, giải quyết công việc
ngay thẳng nhưng có tình có lý, coi kẻ dưới như những người thân của mình, biết
xót xa, đồng cảm cho những khổ đau mà họ phải gánh chịu. Chắc chắn vị quan đó
sẽ hoàn thành tốt chức trách, được mọi người nể phục.
Mỗi chữ Hán được viết theo hình thức khác nhau. Do
được viết theo lối tượng hình, nên khi chiết tự có nhiều ý nghĩa rất sâu sắc.
Vì vậy, tuy chỉ là một chữ nhưng chứa đựng những bài học lớn lao, sâu sắc trong
đạo lý làm người.
Tranh đồng chữ Đức |
Xét về mặt hình thức, tranh một chữ thường được chạm trên khung hình vuông. Tùy theo không gian của ngôi nhà, ban thờ mà đặt khổ to, nhỏ cho hài hòa cân đối. Hình ảnh 1 bức
Đại tự ở chính giữa ban thờ gia tiên hoặc công sở, nét chữ được chạm nổi đồng vàng lấp lánh cũng thể hiện một nghệ thuật trang trí đẹp, nói lên được ước
mơ, phẩm chất của chủ nhân, gây được sự thiện cảm đối với người chiêm ngưỡng.
Thờ hay treo tranh chữ là phong tục đẹp, vốn có từ lâu đời, nhưng
đã có một thời do cơm áo gạo tiền nên bị mai một lãng quên. Những
năm gần đây, “phú quý sinh lễ nghĩa”, rất nhiều người tặng nhau các bức tranh
chữ, hoặc đi mua về treo ở gia đình, công sở. Sắp xuân, có đôi lời mạn đàm để cùng hiểu rõ
hơn về phong tục treo, thờ tranh chữ như một nét văn hóa, một cách giáo dục đạo đức truyền thống.
Thú chơi nghệ thuật tao nhã này nên được duy trì rộng rãi trong xã hội.
Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
Mail: tranhdongxammd@gmail.com
https://www.facebook.com/tranhdongxammd/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét