Đồng Xâm-danh
tiếng làng nghề chạm bạc
QĐND Online – Qua sáu thế kỷ thăng trầm, nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) vẫn giữ được những nét tinh hoa truyền thống
của làng nghề. Tuy nhiên, cũng giống như thực trạng chung của các làng nghề thủ
công hiện nay, làm thế nào để đào tạo và truyền nghề cho lớp kế cận vẫn là bài
toán khó.
Sức sống nghề chạm bạc
Về Đồng Xâm, chúng tôi cảm nhận rõ
“sức sống” của một làng nghề kim hoàn truyền thống nổi tiếng trong cả nước và
quốc tế. Những mái nhà khang trang nép mình dưới vòm cây xanh, rộn rã tiếng
búa, tiếng đục, tiếng cười nói râm ran khắp ngõ xóm, đường thôn…
Các sản phẩm kim hoàn ở đây có hoa
văn tinh xảo, độc đáo, bố cục, trang trí tinh vi mà cân đối, hài hòa, thể hiện
rõ chủ đề. Nghề kim hoàn tại làng Đồng Xâm được chia thành bốn công đoạn: Trơn,
đấu, đậu, chạm. Trơn là gò những tấm đồng dát mỏng thành hình khối của sản phẩm.
Đấu là ghép các chi tiết lại với nhau. Đậu là kéo những sợi bạc và uốn thành những
chi tiết trang trí. Chạm là chạm trổ các chi tiết hoa văn. Công đoạn chạm đòi hỏi
sự tập trung, khéo léo và mất nhiều thời gian nhất. Thợ làm ở công đoạn nào thì
hiểu công đoạn ấy, không biết việc của công đoạn khác. Đây cũng là một cách giữ
bí mật nghề. Chỉ một số thợ chính nắm bí quyết của nghề, vì thế mà nghề của
làng vẫn giữ được nét độc đáo.
Đền Đồng Xâm, tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Đền Đồng Xâm, tại xã Hồng Thái,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, không ít làng nghề đã bị mai một và thất
truyền, nhưng làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn ngày càng phát triển và được nhiều
người biết đến. Thợ chạm bạc Đồng Xâm hiện nay không chỉ bó hẹp ở trong làng,
nhiều thợ giỏi đã tỏa đi khắp nơi, vừa sản xuất vừa kinh doanh, mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm khắp cả nước. Hiện nay, nghề chạm bạc phát triển sang 2 xã
lân cận là Lê Lợi và Trà Giang của huyện Kiến Xương, hình thành một vùng làng
nghề dài 6km với 130 cơ sở sản xuất, thu hút hơn 1.000 lao động chính và hàng
nghìn lao động thời vụ. Làng nghề chạm bạc truyền thống Đồng Xâm được Trung
ương Hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc.
Trung bình mỗi ngày có 5 chuyến xe tải chở hàng từ làng Đồng Xâm đi các tỉnh
phía Bắc, chủ yếu là Hà Nội.
Nắm bắt và theo cơ chế thị trường,
những người thợ chạm bạc Đồng Xâm đã đa dạng hóa sản phẩm, mạnh dạn chuyển từ sản
xuất các mặt hàng xuất khẩu (khi thị trường đóng cửa) sang sản xuất những mặt
hàng tiêu thụ nội địa: hàng phục vụ cho đạo Phật (hoành phi, câu đối, lư
hương…); chạm trổ những bức tranh về các đề tài danh lam thắng cảnh của đất nước;
trang trí nội thất cho các đình chùa… Cũng chính vì thế mà làng nghề chạm bạc Đồng
Xâm đã ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, được nhiều người biết đến và ưa chuộng,
danh tiếng từ đó cũng tăng lên.
Anh Tạ Văn Úy (49 tuổi), chủ cơ sở
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Thái Úy (thôn Hữu Bộc, xã Hồng Thái) cho biết,
nghề kim hoàn chạm bạc Đồng Xâm tuy phát triển nhưng quy mô vẫn còn mang tính
nhỏ lẻ ở các cơ sở. Tại cơ sở Thái Úy, các chi tiết bằng đồng của một chiếc đồng
hồ quả lắc đều do các nghệ nhân làng Đồng Xâm làm. Một chiếc có giá dao động từ
35 đến 100 triệu đồng, tùy vào chất lượng của linh kiện và độ tinh xảo của các
hoa văn, họa tiết chạm khắc trên mặt đồng hồ. Chính vì vậy, người thợ làm nghề
càng điêu luyện, thì càng bám nghề hơn, bởi thu nhập cao.
Tương lai làng nghề truyền thống
Nhận biết được giá trị của làng
nghề truyền thống, ngày 8-12-2015, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ Thái Bình đã xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chạm
bạc Đồng Xâm”. Đây là một tin mừng đối với sự phát triển của làng nghề, để
tránh danh tiếng bạc Đồng Xâm bị nơi khác lợi dụng.
Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Nhiêu,
Phó chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm – một trong những nghệ nhân giữ
được nhiều bí quyết làm nghề nhất, từ khâu pha chế nguyên liệu đến tạo hình,
dát phẳng và chạm trổ. Ông tâm sự: “Đồng Xâm được Nhà nước cấp cho con dấu
riêng, nhưng không phải sản phẩm nào cũng đóng logo. Sản phẩm phải đạt yêu cầu
nhất định, nếu chưa đạt sẽ không được gắn logo”.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan hướng dẫn thợ chạm khắc các hoa văn trên mặt đồng hồ quả lắc.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan
hướng dẫn thợ chạm khắc các hoa văn trên mặt đồng hồ quả lắc.
Thương hiệu và con dấu riêng giúp bà con phát triển kinh tế nhờ giá trị sản phẩm
được nâng lên. Người tiêu dùng cũng dễ nhận biết và tìm mua sản phẩm nhiều hơn,
nhờ đó, giá bán các mặt hàng chạm bạc đã tăng lên khoảng 25%. Chẳng hạn, với
chiếc đĩa “Chùa Một Cột”, trước đây gia đình ông Nhiêu bán 1,8 triệu đồng, sau
khi có thương hiệu và logo sản phẩm thì giá là 2,3 triệu đồng. Việc có một
thương hiệu tập thể là tiền đề để phát triển mạnh mẽ hình ảnh và sản phẩm làng
nghề, đồng thời hướng đến việc phát triển du lịch làng nghề. Không những thế,
thương hiệu tập thể của làng nghề sẽ giúp danh tiếng của làng nghề được chào
hàng tại các thị trường ngoài nước được thuận lợi hơn, từ đó mở rộng thị trường
xuất khẩu.
Theo ông Nhiêu, các sản phẩm của
cơ sở sản xuất của ông không chỉ được bán tại các đại lý trên toàn quốc, mà còn
làm theo các đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Để gìn giữ và phát triển làng nghề
truyền thống, bên cạnh việc phát huy nét tinh hoa độc đáo của làng nghề, các sản
phẩm ở đây còn phải có sự kết hợp hài hòa với các sản phẩm của những làng nghề
thủ công khác để tăng giá trị của sản phẩm.
Để phát triển thị trường và tương
lai bền vững cho làng nghề truyền thống, vấn đề đặt ra là đào tạo đội ngũ thợ
lành nghề kế cận. Thời gian qua, Ban Khuyến công của tỉnh Thái Bình cùng lãnh đạo
của sở, ngành địa phương đã tạo điều kiện, bố trí ngân sách để làng tổ chức lớp
dạy thí điểm trong 5 tháng cho những người trẻ biết đến nghề truyền thống của
làng.
Là người trực tiếp giảng dạy lớp
hướng nghiệp truyền thống, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan (83 tuổi) – Chủ tịch
Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm chia sẻ: “Thời gian 5 tháng, chỉ đủ để người
học biết tới nghề, chứ chưa làm được nghề”. Cũng theo ông, một lao động chạm bạc
lành nghề phải mất ít nhất 10 năm học hỏi và rèn giũa. Nếu muốn đạt đến độ tinh
xảo của các hoa văn, thì ngoài tố chất, bàn tay khéo léo, còn phải có bí quyết
riêng mà hiện chỉ có vài người trong làng nắm được. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn
Ngoan, tuy nghề chạm bạc Đồng Xâm thu hút lượng lớn lao động của làng, nhưng đội
ngũ lao động lành nghề kế cận của làng vẫn là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu,
để phát triển và duy trì nghề truyền thống.
<< nguồn: quân đội nhân dân
>>
Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
Mail: tranhdongxammd@gmail.com
Đồng Xâm-danh tiếng làng nghề chạm bạc QĐND Online – Qua sáu thế kỷ thăng trầm, nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) vẫn giữ được những nét tinh hoa truyền thống của làng nghề. Tuy nhiên, cũng giống như thực trạng chung của các làng nghề thủ công hiện nay, làm thế nào để đào tạo và truyền nghề cho lớp kế cận vẫn là bài toán khó. Sức sống nghề chạm bạc
Về Đồng Xâm, chúng tôi cảm nhận rõ
“sức sống” của một làng nghề kim hoàn truyền thống nổi tiếng trong cả nước và
quốc tế. Những mái nhà khang trang nép mình dưới vòm cây xanh, rộn rã tiếng
búa, tiếng đục, tiếng cười nói râm ran khắp ngõ xóm, đường thôn…
Các sản phẩm kim hoàn ở đây có hoa
văn tinh xảo, độc đáo, bố cục, trang trí tinh vi mà cân đối, hài hòa, thể hiện
rõ chủ đề. Nghề kim hoàn tại làng Đồng Xâm được chia thành bốn công đoạn: Trơn,
đấu, đậu, chạm. Trơn là gò những tấm đồng dát mỏng thành hình khối của sản phẩm.
Đấu là ghép các chi tiết lại với nhau. Đậu là kéo những sợi bạc và uốn thành những
chi tiết trang trí. Chạm là chạm trổ các chi tiết hoa văn. Công đoạn chạm đòi hỏi
sự tập trung, khéo léo và mất nhiều thời gian nhất. Thợ làm ở công đoạn nào thì
hiểu công đoạn ấy, không biết việc của công đoạn khác. Đây cũng là một cách giữ
bí mật nghề. Chỉ một số thợ chính nắm bí quyết của nghề, vì thế mà nghề của
làng vẫn giữ được nét độc đáo.
Đền Đồng Xâm, tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. |
Đền Đồng Xâm, tại xã Hồng Thái,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, không ít làng nghề đã bị mai một và thất truyền, nhưng làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. Thợ chạm bạc Đồng Xâm hiện nay không chỉ bó hẹp ở trong làng, nhiều thợ giỏi đã tỏa đi khắp nơi, vừa sản xuất vừa kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khắp cả nước. Hiện nay, nghề chạm bạc phát triển sang 2 xã lân cận là Lê Lợi và Trà Giang của huyện Kiến Xương, hình thành một vùng làng nghề dài 6km với 130 cơ sở sản xuất, thu hút hơn 1.000 lao động chính và hàng nghìn lao động thời vụ. Làng nghề chạm bạc truyền thống Đồng Xâm được Trung ương Hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc. Trung bình mỗi ngày có 5 chuyến xe tải chở hàng từ làng Đồng Xâm đi các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là Hà Nội.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, không ít làng nghề đã bị mai một và thất truyền, nhưng làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. Thợ chạm bạc Đồng Xâm hiện nay không chỉ bó hẹp ở trong làng, nhiều thợ giỏi đã tỏa đi khắp nơi, vừa sản xuất vừa kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khắp cả nước. Hiện nay, nghề chạm bạc phát triển sang 2 xã lân cận là Lê Lợi và Trà Giang của huyện Kiến Xương, hình thành một vùng làng nghề dài 6km với 130 cơ sở sản xuất, thu hút hơn 1.000 lao động chính và hàng nghìn lao động thời vụ. Làng nghề chạm bạc truyền thống Đồng Xâm được Trung ương Hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc. Trung bình mỗi ngày có 5 chuyến xe tải chở hàng từ làng Đồng Xâm đi các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là Hà Nội.
Nắm bắt và theo cơ chế thị trường,
những người thợ chạm bạc Đồng Xâm đã đa dạng hóa sản phẩm, mạnh dạn chuyển từ sản
xuất các mặt hàng xuất khẩu (khi thị trường đóng cửa) sang sản xuất những mặt
hàng tiêu thụ nội địa: hàng phục vụ cho đạo Phật (hoành phi, câu đối, lư
hương…); chạm trổ những bức tranh về các đề tài danh lam thắng cảnh của đất nước;
trang trí nội thất cho các đình chùa… Cũng chính vì thế mà làng nghề chạm bạc Đồng
Xâm đã ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, được nhiều người biết đến và ưa chuộng,
danh tiếng từ đó cũng tăng lên.
Anh Tạ Văn Úy (49 tuổi), chủ cơ sở
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Thái Úy (thôn Hữu Bộc, xã Hồng Thái) cho biết,
nghề kim hoàn chạm bạc Đồng Xâm tuy phát triển nhưng quy mô vẫn còn mang tính
nhỏ lẻ ở các cơ sở. Tại cơ sở Thái Úy, các chi tiết bằng đồng của một chiếc đồng
hồ quả lắc đều do các nghệ nhân làng Đồng Xâm làm. Một chiếc có giá dao động từ
35 đến 100 triệu đồng, tùy vào chất lượng của linh kiện và độ tinh xảo của các
hoa văn, họa tiết chạm khắc trên mặt đồng hồ. Chính vì vậy, người thợ làm nghề
càng điêu luyện, thì càng bám nghề hơn, bởi thu nhập cao.
Tương lai làng nghề truyền thống
Nhận biết được giá trị của làng
nghề truyền thống, ngày 8-12-2015, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ Thái Bình đã xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chạm
bạc Đồng Xâm”. Đây là một tin mừng đối với sự phát triển của làng nghề, để
tránh danh tiếng bạc Đồng Xâm bị nơi khác lợi dụng.
Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Nhiêu,
Phó chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm – một trong những nghệ nhân giữ
được nhiều bí quyết làm nghề nhất, từ khâu pha chế nguyên liệu đến tạo hình,
dát phẳng và chạm trổ. Ông tâm sự: “Đồng Xâm được Nhà nước cấp cho con dấu
riêng, nhưng không phải sản phẩm nào cũng đóng logo. Sản phẩm phải đạt yêu cầu
nhất định, nếu chưa đạt sẽ không được gắn logo”.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan hướng dẫn thợ chạm khắc các hoa văn trên mặt đồng hồ quả lắc. |
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan
hướng dẫn thợ chạm khắc các hoa văn trên mặt đồng hồ quả lắc.
Thương hiệu và con dấu riêng giúp bà con phát triển kinh tế nhờ giá trị sản phẩm được nâng lên. Người tiêu dùng cũng dễ nhận biết và tìm mua sản phẩm nhiều hơn, nhờ đó, giá bán các mặt hàng chạm bạc đã tăng lên khoảng 25%. Chẳng hạn, với chiếc đĩa “Chùa Một Cột”, trước đây gia đình ông Nhiêu bán 1,8 triệu đồng, sau khi có thương hiệu và logo sản phẩm thì giá là 2,3 triệu đồng. Việc có một thương hiệu tập thể là tiền đề để phát triển mạnh mẽ hình ảnh và sản phẩm làng nghề, đồng thời hướng đến việc phát triển du lịch làng nghề. Không những thế, thương hiệu tập thể của làng nghề sẽ giúp danh tiếng của làng nghề được chào hàng tại các thị trường ngoài nước được thuận lợi hơn, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thương hiệu và con dấu riêng giúp bà con phát triển kinh tế nhờ giá trị sản phẩm được nâng lên. Người tiêu dùng cũng dễ nhận biết và tìm mua sản phẩm nhiều hơn, nhờ đó, giá bán các mặt hàng chạm bạc đã tăng lên khoảng 25%. Chẳng hạn, với chiếc đĩa “Chùa Một Cột”, trước đây gia đình ông Nhiêu bán 1,8 triệu đồng, sau khi có thương hiệu và logo sản phẩm thì giá là 2,3 triệu đồng. Việc có một thương hiệu tập thể là tiền đề để phát triển mạnh mẽ hình ảnh và sản phẩm làng nghề, đồng thời hướng đến việc phát triển du lịch làng nghề. Không những thế, thương hiệu tập thể của làng nghề sẽ giúp danh tiếng của làng nghề được chào hàng tại các thị trường ngoài nước được thuận lợi hơn, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo ông Nhiêu, các sản phẩm của
cơ sở sản xuất của ông không chỉ được bán tại các đại lý trên toàn quốc, mà còn
làm theo các đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Để gìn giữ và phát triển làng nghề
truyền thống, bên cạnh việc phát huy nét tinh hoa độc đáo của làng nghề, các sản
phẩm ở đây còn phải có sự kết hợp hài hòa với các sản phẩm của những làng nghề
thủ công khác để tăng giá trị của sản phẩm.
Để phát triển thị trường và tương
lai bền vững cho làng nghề truyền thống, vấn đề đặt ra là đào tạo đội ngũ thợ
lành nghề kế cận. Thời gian qua, Ban Khuyến công của tỉnh Thái Bình cùng lãnh đạo
của sở, ngành địa phương đã tạo điều kiện, bố trí ngân sách để làng tổ chức lớp
dạy thí điểm trong 5 tháng cho những người trẻ biết đến nghề truyền thống của
làng.
Là người trực tiếp giảng dạy lớp
hướng nghiệp truyền thống, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan (83 tuổi) – Chủ tịch
Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm chia sẻ: “Thời gian 5 tháng, chỉ đủ để người
học biết tới nghề, chứ chưa làm được nghề”. Cũng theo ông, một lao động chạm bạc
lành nghề phải mất ít nhất 10 năm học hỏi và rèn giũa. Nếu muốn đạt đến độ tinh
xảo của các hoa văn, thì ngoài tố chất, bàn tay khéo léo, còn phải có bí quyết
riêng mà hiện chỉ có vài người trong làng nắm được. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn
Ngoan, tuy nghề chạm bạc Đồng Xâm thu hút lượng lớn lao động của làng, nhưng đội
ngũ lao động lành nghề kế cận của làng vẫn là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu,
để phát triển và duy trì nghề truyền thống.
<< nguồn: quân đội nhân dân
>>
Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
Mail: tranhdongxammd@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét