Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM - NHỮNG KỲ THÚ 400 TUỔI

0 nhận xét

Chạm bạc Đồng Xâm - những kỳ thú 400 tuổi


(PLO) - Đi dọc những con đường, con ngõ của làng Đồng Xâm, đâu đâu cũng nghe thấy những tiếng búa chạm bạc rộn rã trong từng hộ gia đình. Càng tuyệt vời hơn khi được tận mắt nhìn thấy những người thợ tài hoa đang tỉ mỉ, cần mẫn chế tác đồ trang trí, trang sức bằng bạc tinh xảo...
Đền Đồng Xâm, xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.

Đây chính là “sức sống” của một làng nghề vốn đã nức tiếng trong và ngoài nước - làng chạm bạc Đồng Xâm - trên mảnh đất quê lúa Thái Bình.
Sức sống một làng nghề
Làng chạm bạc Đồng Xâm nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, xã Hồng Thái, tỉnh Thái Bình. Thưở ban đầu, làng làm nghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, sửa chữa khóa... sau mới chuyển sang làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc. Làng được hình thành vào cuối thời Trần - Hồ (cách đây trên 600 năm) ở hữu ngạn sông Đồng Giang, còn nghề chạm bạc thì mãi sau này mới xuất hiện, hiện còn một am thờ và một văn bia tổ nghề được dựng vào năm 1689 và đặt trong khu chùa Đường (thuộc thôn Thượng Gia). 
Theo sử sách cũ ghi chép lại, vào năm thứ mười dưới triều Vua Chính Hòa (1689), vị tổ nghề Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Long tới xứ Đồng Xâm để truyền nghề cho dân, lập thành phường Phúc Lộc (gồm 149 người, có một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ). Các dòng họ Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Ngô, Đỗ, Nguyễn, Triệu đều có người tham gia phường Phúc Lộc. Điều này cho thấy, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm đã được hình thành và phát triển trải qua gần bốn thế kỷ.
Phường có quy định chặt chẽ trong hương ước của làng rằng: Người nào đem bí quyết nghề truyền dạy cho nơi khác, cho người làng khác, hay làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải phạt thật nặng... hoặc đem đánh đòn trước nhà thờ Tổ, hoặc phải xóa tên trong phường; còn người nào muốn học nghề đều phải nộp tiền để làm lễ cầu phúc và lễ kính tổ nghề và hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 tháng giêng (âm lịch) phường thợ phải tập trung trước am thờ để làm lễ giỗ tổ.
Độc đáo trong từng sản phẩm
Đồng Xâm từ lâu nổi tiếng khắp nơi bởi độ tinh xảo với những món hàng chạm bạc độc đáo. Sản phẩm của làng nghề không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Bỉ, Ý…Hàng chạm bạc của Đồng Xâm khác hẳn và nổi trội hơn so với hàng bạc của các địa phương khác ở kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm; ở cách bố cục trang trí tinh vi mà cân đối, nổi rõ chủ đề chính; ở thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ biết tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc.

Đặc trưng của sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm chính là ở sự điêu luyện, tinh tế và hoàn hảo trong từng chi tiết trên sản phẩm. Ngoài ra, tài năng và tính cẩn trọng của những nghệ nhân chạm bạc nơi đây đã và đang có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật. 
Anh Ninh Xuân Thảo - Phó Giám đốc Cty TNHH May Hưng Nhân, TP.Thái Bình - cho biết, anh là khách hàng thường xuyên sử dụng các sản phẩm của làng chạm bạc Đồng Xâm, chất lượng sản phẩm ở đây rất tốt, mẫu mã đa dạng, chất lượng sản phẩm bền, đẹp và đặc biệt đường nét chạm rất tinh xảo. 
Chính vì lẽ đó mà trong những dịp đi tham quan, làm việc ở nước ngoài hoặc trong các ngày kỷ niệm trọng đại thì sản phẩm của làng chạm bạc Đồng Xâm sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của anh, món quà này rất đặc biệt và ý nghĩa. 
Thợ chạm bạc Đồng Xâm hiện nay không chỉ bó hẹp ở trong làng, nhiều người thợ giỏi đã tỏa đi khắp nơi, vừa sản xuất vừa truyền nghề. Ở môi trường nào cũng vậy, từ xa xưa đến nay, thợ bạc Đồng Xâm luôn lấy “chữ tín, chữ tài” làm trọng, họ luôn giữ phẩm chất, lương tâm người thợ và tinh hoa kỹ thuật làng nghề. 
Sống bằng nghề
Trong quá trình tồn tại và phát triển, không ít làng nghề đã bị “khai tử” và mai một, nhiều làng nghề “chủ lực” đang “loay hoay” tìm lối đi để thích nghi với những thách thức của cơ chế thị trường thì làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. 
Điều này được minh chứng bằng việc làng nghề đã tồn tại được gần 400 năm, làng có tới 5 nghệ nhân ưu tú được vinh danh, là một trong những di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của vùng châu thổ sông Hồng và là làng nghề tiêu biểu nhất trong 241 làng nghề được UBND tỉnh Thái Bình cấp Bằng công nhận. 
Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã vô tình đẩy 60% doanh nghiệp làng nghề Việt Nam vào thế cầm cự, 20% thì “thoi thóp” nhưng làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn “sống khỏe” nhờ biết đa dạng hóa sản phẩm và linh hoạt trong phát triển thị trường. 

Những người thợ chạm bạc Đồng Xâm đã biết tận dụng ưu thế sẵn có, mạnh dạn chuyển từ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu (khi thị trường đóng cửa) sang sản xuất những mặt hàng tiêu thụ nội địa: hàng phục vụ cho đạo Phật (hoành phi, câu đối, lư hương…); hàng phục vụ cho đạo Giáo (thánh giá, chén đựng nước phép, hộp đựng bánh thánh…); chạm chổ những bức tranh về các đề tài danh lam thắng cảnh của đất nước, của đồng quê Việt Nam; trang trí nội thất cho các đình chùa… vì thế mà làng nghề chạm bạc Đồng Xâm ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, được nhiều người biết đến và ưa chuộng, danh tiếng từ đó cũng tăng lên.  
Ông Nguyễn Văn Niết – Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái - chia sẻ, nguồn gốc chính của làng chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái nhưng đến nay đã phát triển, lan rộng ra hai xã lân cận (Lê Lợi và Trà Giang) hình thành một vùng làm nghề rộng lớn, chạy dài khoảng 6km, được gọi với cái tên vùng nghề chạm bạc Lê – Hồng – Trà. 
Nhắc đến những giai đoạn thăng trầm của nghề chạm bạc Đồng Xâm, khi thị trường xuất khẩu đi vào suy thoái, phía đối tác không nhận hàng, Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu - Phó Chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý chạm bạc Đồng Xâm - cho biết, từ thập niên 50 - 70 của thế kỷ trước, khi thị trường trong nước gần như không có nhu cầu, những người thợ chạm bạc Đồng Xâm phải bươn chải, làm đủ mọi nghề để kiếm sống.
Giờ thì mọi chuyện đã khác, những người con của Đồng Xâm từ làng ra đi học tập và thành đạt quay về phát triển làng nghề, khắc phục kiểu làm ăn “cò con, tự phát” nên đã từng bước hình thành lối sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp cho những người thợ trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thợ bạc Đồng Xâm nhờ biết linh hoạt trong phát triển thị trường nên đến nay hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam (chùa Bái Đính – Ninh Bình, kinh thành Huế…) đều xuất hiện những sản phẩm của làng và điều này cho thấy vận hội mới đang quay trở lại với người Ðồng Xâm và nghề chạm bạc.
Dù hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả nước và các làng nghề gặp nhiều khó khăn nhưng làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn có rất nhiều đơn đặt hàng từ trong và ngoài nước (đặc biệt thời điểm giáp tết). Những người thợ ở đây yêu nghề, sống chết với nghề và không ngừng sáng tạo để làm ra những sản phẩm độc đáo, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để đa dạng hóa sản phẩm, làng chạm bạc Đồng Xâm đã biết kết hợp với sản phẩm của các làng nghề khác để tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu riêng – “Made in Đồng Xâm”.
Khi hỏi về bí quyết giúp làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn có đủ việc làm cho gần 2.000 lao động trong khi các ngành nghề thủ công nói chung đang gặp khó khăn, Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu tâm huyết: “Đồng Xâm chúng tôi bên cạnh việc phát huy nét tinh hoa độc đáo của nghề nghiệp còn biết tận dụng các sản phẩm của các làng nghề thủ công khác mang về bọc, bịt từ đó làm tăng giá trị của sản phẩm để tiêu thụ. 
Bất kể thứ gì làm bằng kim loại quý như đồng thau, vàng, bạc… sản phẩm từ nhỏ đến to, Đồng Xâm không bỏ qua một việc gì. Đây là nét riêng của những người thợ chạm bạc ở Đồng Xâm. Điều này đã lý giải vì sao trong những năm qua, mặc dù nhiều làng nghề trong nước gặp khó khăn, không tìm kiếm được đơn hàng và thị trường tiêu thụ nhưng riêng Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn có đủ việc làm cho cả một vùng nghề rộng lớn”…
nguồn: báo pháp luật
Tiếp...

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

BÍ QUYẾT MANG LẠI VẬN MAY CHO VĂN PHÒNG

0 nhận xét

Bí quyết mang lại vận may cho văn phòng



Máy vi tính là thiết bị không thể thiếu trong các văn phòng. Tuy nhiên nếu trong phòng làm việc có quá nhiều máy vi tính sẽ dẫn đến sự bức bối, làm con người trở nên nóng tính, dễ nổi cáu, tinh thần khó tập trung. Cách hóa giải rất đơn giản là đặt một cốc thủy tinh đựng nước bên cạnh, vì nước có tác dụng trợ giúp, giải bớt tính Kim của máy tính. Sau khi làm điều này sẽ thấy đầu óc được tỉnh táo, tâm trạng được bình an, thoải mái.

– Nếu khu vực phía trước hoặc ở gần vị trí bạn ngồi là nhà vệ sinh thì nên đặt một chậu cây cảnh có nhiều lá xanh tươi vào vị trí giữa bạn và nhà vệ sinh. Chậu cây cảnh có thể hóa giải các uế khí thoát ra từ nhà vệ sinh, đồng thời ngăn chặn các từ trường xấu ảnh hưởng đến bạn.

– Nếu bạn là lãnh đạo và có phòng làm việc riêng, không nên chọn chỗ ngồi mà cửa ra vào chọc thẳng vào bạn. Có thể bạn không đủ khả năng kháng lại dòng năng lượng hướng từ cửa vào. Cũng không nên ngồi lưng quay ra cửa. Bạn có thể bị chiếu hậu hay bị chọc, bị xoi mói.

– Ngồi ở những vị trí này, từ trường của bản thân bạn sẽ dần bị mất đi, vận khí và trí óc sẽ không giữ được sự ổn định. Nên ngồi dựa lưng vào tường và quay ra cửa. Không nên ngồi mà phía lưng bạn là khoảng trống, không có tường.

– Nếu bạn làm việc cùng nhiều đồng nghiệp trong một phòng mà bạn là quản lý, nên chọn một vị trí mà bạn có thể quan sát được tất cả mọi nhân viên. Nếu bạn bị cửa chọc thẳng vào nên hóa giải bằng một tấm bình phong để ngăn cách giữa chỗ bạn ngồi và cửa lớn.

– Nên tránh ngồi làm việc hoặc nằm ngủ dưới xà ngang. Nếu điều kiện không cho phép mà bạn không có sự lựa chọn khác, nên hóa giải bằng cách đặt một chiếc đèn bàn ở ngay dưới vị trí có xà nhà. Nên thường xuyên bật đèn sáng để giảm bớt những khí bất lợi có thể đến với bạn.

– Trong phòng làm việc tránh treo những tranh ảnh mang tính chất kích động, bạo lực, u ám, nặng nề hoặc màu sắc quá loè loẹt. Chỉ nên treo những bức tranh có nội dung nhẹ nhàng hoặc đơn giản, có thể là các bức tranh thiên nhiên. Là doanh nhân, bạn có thể treo ảnh những người mà bạn coi là thần tượng, những tấm gương sáng mà bạn muốn noi theo.

– Trong phòng làm việc rất nên có một tủ sách. Tủ sách có càng nhiều sách càng tốt. Sách một mặt để bạn tra cứu, tham khảo, đọc giải trí. Mặt khác sách cũng mang lại cho bạn những luồng khí tốt, làm cho đầu óc bạn luôn tỉnh táo, minh mẫn, giúp bạn có nhiều ý tưởng mới, lạ.

– Khuyên các doanh nhân nên trồng cây cảnh ở ban công và trong nhà. Cây trong nhà nên chọn loại cây xanh và dễ sống trong điều kiện ít ánh sáng mặt trời. Cây lá xanh có thể ngăn cản hung khí và hấp thu năng lượng của trời đất để tỏa ra căn phòng, mang lại nhiều lợi lộc về sức khỏe và trí tuệ cho bạn.

– Tuy nhiên bạn nên lưu ý tránh trồng những cây có lá nhỏ, lá kim, lá nhọn. Những cây loại này thường hấp thu nguồn năng lượng của bạn và không tốt cho phòng làm việc của bạn.

– Phòng làm việc cần phải sáng. Ánh sáng phải đủ. Nếu có ánh sáng tự nhiên, ánh sáng mặt trời càng tốt. Ánh sáng tự nhiên luôn mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, khỏe mạnh, năng động. Ánh sáng mặt trời rất quan trọng và mang lại cho bạn sức khỏe và tinh thần tốt.

– Nếu điều kiện không cho phép, bạn không thể có một nơi làm việc có ánh sáng tự nhiên, hãy thắp bóng điện để đủ sáng. Nếu bóng đèn bị cháy bạn nên thay ngay, không nên để phòng làm việc thiếu ánh sáng.

– Màu tường của phòng làm việc dành cho doanh nhân nên chọn màu sáng. Nếu phòng rộng thì càng tốt.

– Nếu phòng làm việc đủ rộng nên treo thêm bức tranh sơn thủy có thể bằng Đồng. Nếu rộng nữa có thể lắp một đài phun nước. Điều này giúp tạo ra cho bạn cảm giác mát mẻ, thư giãn, dễ chịu, giảm bớt sự bực bội, nóng tính.
Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
Mail: tranhdongxammd@gmail.com

https://www.facebook.com/tranhdongxammd
Tiếp...

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

ĐỒNG XÂM - ĐIỂM SÁNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THÁI BÌNH

1 nhận xét

Đồng Xâm – Điểm sáng làng nghề truyền thống Thái Bình“Vàng Công, bạc Xâm, đồng Xá” - Thăng Long xưa có hai phường nghề nổi tiếng gần xa là vàng Định Công, đồng Ngũ Xá. Nhưng Thái Bình cũng không chịu thua kém đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với chạm bạc Đồng Xâm. Điều đó đủ để biết, người dân Thái Bình không chỉ “khéo làm nông”, mà còn “thông chạm bạc”.

Bắt đầu từ làng “đồng doa” trong quá khứ
Theo nguồn tư liệu của Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Thái Bình, làng Đồng Xâm thuộc phủ Kiến Xương (nay là huyện Kiến Xương) được hình thành từ cuối đời Trần - Hồ, cách đây hơn 600 năm. Thế kỷ XV, làng có nghề đồng doa - nghĩa là nghề sửa chữa các đồ dùng bằng đồng. Tại am thờ ông tổ nghề làng chạm bạc nằm cạnh chùa Đường thuộc thôn Thượng Gia, những chứng tích có liên quan tới quá trình biến đổi nghề truyền thống của làng vẫn được lưu lại cho tới bây giờ. Cùng với văn bia thời Lê, Đồng Xâm trước kia còn có bảo vật “thần tích” được khắc trên những lá đồng xâu lại với nhau, tiếc là hiện tại đã không còn.

Các cụ già trong làng vẫn kể lại cho con cháu về ông tổ nghề Nguyễn Kim Lâu. Nguyễn Kim Lâu là người vùng Bảo Lạc - Tuyên Quang xưa (nay thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng), sống vào cuối thế kỷ XIV, xuất thân từ nghề hàn, vá nồi đồng. Bài viết “Đồng Xâm 500 năm chạm bạc” của tác giả Phạm Đức Duật trên báo Việt Nam và “Đông Nam Á ngày nay” tháng 2 năm 1945 có ghi rõ: “Vào cuối thế kỷ XIV ở làng Đường Thâm huyện Chân Định trấn Sơn Nam có một người thợ làm nghề hàn nồi tên là Nguyễn Kim Lâu ngày ngày quẩy gánh đồ nghề cùng mấy chiếc nồi niêu cũ kỹ bằng đồng đi hết làng trên xã dưới hành nghề. Kiếm ăn ở xung quanh vùng không đủ sống, ông ngày càng phải đi xa hơn. Bặt tăm sáu, bảy năm trời bỗng một hôm người làng thấy ông trở về. Mái tóc đã pha sương, trên vai ông nặng trĩu một đôi hòm gỗ đựng đồ nghề và của cải. Họ thấy ông giàu có hơn xưa bèn bàn mua gỗ lim làm nhà ngói, ông lắc đầu nói: “Tôi gần nửa đời người làm nghề hàn nồi mà chẳng đủ ăn. Sáu, bảy năm nay lên tận châu Bảo Lạc học nghề chạm vàng bạc, nay tôi về muốn truyền cho con cháu trong làng. Tôi muốn cả làng này có nghề, cả làng sẽ giàu có, cả làng sẽ có nhà gỗ lim lợp ngói. Giàu có một nhà thì ngắn ngủi, giàu có cả làng mới lâu bền”. Từ đó, ông đem nghề chạm bạc học được phổ biến cho người dân trong làng, từ từ hình thành nên Đồng Xâm ngày nay.

Đại Tự Câu Đối

Phường nghề đầu tiên được Nguyễn Kim Lâu thành lập gọi là phường Phúc Lộc với ngót 150 thợ, chia thành 7 chi. Do đặc trưng của sản phẩm thuộc loại “hàng xa xỉ, đồ quý” nên ban đầu chỉ có các đô thị là nơi thích hợp cho việc hành nghề, giao lưu và tiêu thụ hàng hóa. Chính vì vậy khá nhiều thợ nghề Đồng Xâm có thời điểm phải lưu tán khắp các vùng đất làm ăn trong một thời gian dài…
Làng Đồng Xâm lúc thịnh, lúc suy
Là một làng nghề không thể tránh khỏi có lúc thịnh, lúc suy, Đồng Xâm cũng không ngoại lệ. Thợ nghề Đồng Xâm tay nghề ổn định, chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, sản phẩm cũng vì vậy mà mỗi lúc một tinh xảo, hấp dẫn, chẳng mấy chốc đã được khách sành chơi yêu thích ưa chuộng, đặc biệt là giới quý tộc thời bấy giờ. Từ thời Lê - Trịnh đến thời Nguyễn, nhiều thợ được triệu lên kinh đô phục vụ cho triều đình chế tác vật phẩm khảm vàng, bạc như đồ thờ, đồ tiến cúng, đồ dùng sinh hoạt cung đình và cả đồ dùng cho các vị đại thần trong triều. Có thợ khéo còn được vua ban thưởng, hưởng lộc bát phẩm. Người thợ Đồng Xâm cứ như thế vào Nam ra Bắc, mang danh tiếng đất làng phổ biến rộng khắp. Sang đầu thế kỷ XX, nhiều sản phẩm của làng cùng thợ giỏi còn được chính phủ bảo hộ đưa sang Paris dự hội chợ triển lãm và dạy nghề, như trường hợp của ông Cửu Môn, người thôn Thượng Hòa.
Đồng Xâm rơi vào khó khăn thời điểm kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) và thời kỳ bao cấp (1955- 1985), làng nghề hầu như không phát triển được, một số gia đình phải bỏ nghề đi nơi khác làm ăn, các hợp tác xã đứng trước nguy cơ giải thể. Phụ nữ làng Đồng lúc đó còn có câu ca:
Bao giờ tiền có gạo còn
Thì em ở lại trông hòm cho anh
Bây giờ tiền hết gạo không
  Mời anh ở lại mà trông lấy hòm
Sau năm 1986, nghề chạm bạc từng bước được phục hồi và phát triển nhờ tác động của chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài sự hỗ trợ từ bên ngoài, Đồng Xâm có thể duy trì được nghề cổ truyền cũng bởi tính đoàn kết, tương thân tương ái giữa chính những người dân trong làng. Lệ xưa có viết: người thợ Đồng Xâm mỗi khi thấy thợ bạn cầm trên tay một chiếc lông gà hoặc hòn than, chứng tỏ đó là tín hiệu kêu cứu của họ. Cần tiền giúp tiền, cần sức giúp sức, những người làng lưu lạc nơi tha phương phải biết nương tựa vào nhau mà sống, “bần phú tương san, hoạn nạn tương cứu”.
Giữ vững và phát triển nghề cổ truyền trong thời hiện đại
Từ năm 1995, tỉnh Thái Bình đã tập trung xây dựng các dự án phát triển du lịch làng nghề, trong đó Đồng Xâm là dự án trọng điểm, trở thành điểm du lịch lễ hội truyền thống và làng nghề. Cụ thể: Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch thị tứ Đồng Xâm trải dài 3km ven trục đường 222 với tổng kinh phí 30 tỷ đồng. Đây là cơ sở để xã Hồng Thái xác định hướng phát triển làng nghề gắn liền với du lịch văn hóa, xây dựng thị tứ Đồng Xâm đến hết năm 2015, từng bước đi lên thị trấn Đồng Xâm vào năm 2020, nâng giá trị sản xuất đạt trên 45 tỷ đồng/năm, chiếm 55% tổng giá trị thu nhập toàn xã; ngành dịch vụ thương mại đạt 20 tỷ đồng, chiếm 20% tổng giá trị thu nhập toàn xã, thu hút trên 3.500 lao động. Đồng thời quan tâm trùng tu, tôn tạo các di tích: đền Đồng Xâm, đền Thượng Hòa, am thờ tổ nghề.. để lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu.
Sang  đầu năm 2014, tiềm năng du lịch của Đồng Xâm lần nữa được khẳng định bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) và Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA), tạo điều kiện đưa tên tuổi Đồng Xâm quảng bá tới các nhà đầu tư, hoạch định trong nước và quốc tế.
Hiện nay chạm bạc Đồng Xâm đã mở rộng kinh doanh các mặt hàng truyền thống ra phạm vi cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm của làng nghề được yêu thích không chỉ bởi hình thức tinh xảo, cầu kỳ, chất lượng ổn định, mà có lẽ còn bởi qua đó, người ta có thể nhìn thấy quyết tâm năm nào của người con Đồng Xâm, vượt trăm ngàn khó khăn để giữ cho ngọn lửa truyền thống mãi mãi trường tồn.
<< nguồn: sở văn hóa thể thao và du lịch>>
 Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
https://www.facebook.com/tranhdongxammd/


Tiếp...

ĐỒNG XÂM - DANH TIẾNG LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC

0 nhận xét

Đồng Xâm-danh tiếng làng nghề chạm bạc QĐND Online – Qua sáu thế kỷ thăng trầm, nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) vẫn giữ được những nét tinh hoa truyền thống của làng nghề. Tuy nhiên, cũng giống như thực trạng chung của các làng nghề thủ công hiện nay, làm thế nào để đào tạo và truyền nghề cho lớp kế cận vẫn là bài toán khó. Sức sống nghề chạm bạc


Về Đồng Xâm, chúng tôi cảm nhận rõ “sức sống” của một làng nghề kim hoàn truyền thống nổi tiếng trong cả nước và quốc tế. Những mái nhà khang trang nép mình dưới vòm cây xanh, rộn rã tiếng búa, tiếng đục, tiếng cười nói râm ran khắp ngõ xóm, đường thôn…
Các sản phẩm kim hoàn ở đây có hoa văn tinh xảo, độc đáo, bố cục, trang trí tinh vi mà cân đối, hài hòa, thể hiện rõ chủ đề. Nghề kim hoàn tại làng Đồng Xâm được chia thành bốn công đoạn: Trơn, đấu, đậu, chạm. Trơn là gò những tấm đồng dát mỏng thành hình khối của sản phẩm. Đấu là ghép các chi tiết lại với nhau. Đậu là kéo những sợi bạc và uốn thành những chi tiết trang trí. Chạm là chạm trổ các chi tiết hoa văn. Công đoạn chạm đòi hỏi sự tập trung, khéo léo và mất nhiều thời gian nhất. Thợ làm ở công đoạn nào thì hiểu công đoạn ấy, không biết việc của công đoạn khác. Đây cũng là một cách giữ bí mật nghề. Chỉ một số thợ chính nắm bí quyết của nghề, vì thế mà nghề của làng vẫn giữ được nét độc đáo.

Đền Đồng Xâm, tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Đền Đồng Xâm, tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, không ít làng nghề đã bị mai một và thất truyền, nhưng làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. Thợ chạm bạc Đồng Xâm hiện nay không chỉ bó hẹp ở trong làng, nhiều thợ giỏi đã tỏa đi khắp nơi, vừa sản xuất vừa kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khắp cả nước. Hiện nay, nghề chạm bạc phát triển sang 2 xã lân cận là Lê Lợi và Trà Giang của huyện Kiến Xương, hình thành một vùng làng nghề dài 6km với 130 cơ sở sản xuất, thu hút hơn 1.000 lao động chính và hàng nghìn lao động thời vụ. Làng nghề chạm bạc truyền thống Đồng Xâm được Trung ương Hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc. Trung bình mỗi ngày có 5 chuyến xe tải chở hàng từ làng Đồng Xâm đi các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là Hà Nội.
Nắm bắt và theo cơ chế thị trường, những người thợ chạm bạc Đồng Xâm đã đa dạng hóa sản phẩm, mạnh dạn chuyển từ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu (khi thị trường đóng cửa) sang sản xuất những mặt hàng tiêu thụ nội địa: hàng phục vụ cho đạo Phật (hoành phi, câu đối, lư hương…); chạm trổ những bức tranh về các đề tài danh lam thắng cảnh của đất nước; trang trí nội thất cho các đình chùa… Cũng chính vì thế mà làng nghề chạm bạc Đồng Xâm đã ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, được nhiều người biết đến và ưa chuộng, danh tiếng từ đó cũng tăng lên.
Anh Tạ Văn Úy (49 tuổi), chủ cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Thái Úy (thôn Hữu Bộc, xã Hồng Thái) cho biết, nghề kim hoàn chạm bạc Đồng Xâm tuy phát triển nhưng quy mô vẫn còn mang tính nhỏ lẻ ở các cơ sở. Tại cơ sở Thái Úy, các chi tiết bằng đồng của một chiếc đồng hồ quả lắc đều do các nghệ nhân làng Đồng Xâm làm. Một chiếc có giá dao động từ 35 đến 100 triệu đồng, tùy vào chất lượng của linh kiện và độ tinh xảo của các hoa văn, họa tiết chạm khắc trên mặt đồng hồ. Chính vì vậy, người thợ làm nghề càng điêu luyện, thì càng bám nghề hơn, bởi thu nhập cao.
Tương lai làng nghề truyền thống
Nhận biết được giá trị của làng nghề truyền thống, ngày 8-12-2015, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chạm bạc Đồng Xâm”. Đây là một tin mừng đối với sự phát triển của làng nghề, để tránh danh tiếng bạc Đồng Xâm bị nơi khác lợi dụng.
Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Nhiêu, Phó chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm – một trong những nghệ nhân giữ được nhiều bí quyết làm nghề nhất, từ khâu pha chế nguyên liệu đến tạo hình, dát phẳng và chạm trổ. Ông tâm sự: “Đồng Xâm được Nhà nước cấp cho con dấu riêng, nhưng không phải sản phẩm nào cũng đóng logo. Sản phẩm phải đạt yêu cầu nhất định, nếu chưa đạt sẽ không được gắn logo”.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan hướng dẫn thợ chạm khắc các hoa văn trên mặt đồng hồ quả lắc.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan hướng dẫn thợ chạm khắc các hoa văn trên mặt đồng hồ quả lắc.
Thương hiệu và con dấu riêng giúp bà con phát triển kinh tế nhờ giá trị sản phẩm được nâng lên. Người tiêu dùng cũng dễ nhận biết và tìm mua sản phẩm nhiều hơn, nhờ đó, giá bán các mặt hàng chạm bạc đã tăng lên khoảng 25%. Chẳng hạn, với chiếc đĩa “Chùa Một Cột”, trước đây gia đình ông Nhiêu bán 1,8 triệu đồng, sau khi có thương hiệu và logo sản phẩm thì giá là 2,3 triệu đồng. Việc có một thương hiệu tập thể là tiền đề để phát triển mạnh mẽ hình ảnh và sản phẩm làng nghề, đồng thời hướng đến việc phát triển du lịch làng nghề. Không những thế, thương hiệu tập thể của làng nghề sẽ giúp danh tiếng của làng nghề được chào hàng tại các thị trường ngoài nước được thuận lợi hơn, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo ông Nhiêu, các sản phẩm của cơ sở sản xuất của ông không chỉ được bán tại các đại lý trên toàn quốc, mà còn làm theo các đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Để gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống, bên cạnh việc phát huy nét tinh hoa độc đáo của làng nghề, các sản phẩm ở đây còn phải có sự kết hợp hài hòa với các sản phẩm của những làng nghề thủ công khác để tăng giá trị của sản phẩm.
Để phát triển thị trường và tương lai bền vững cho làng nghề truyền thống, vấn đề đặt ra là đào tạo đội ngũ thợ lành nghề kế cận. Thời gian qua, Ban Khuyến công của tỉnh Thái Bình cùng lãnh đạo của sở, ngành địa phương đã tạo điều kiện, bố trí ngân sách để làng tổ chức lớp dạy thí điểm trong 5 tháng cho những người trẻ biết đến nghề truyền thống của làng.
Là người trực tiếp giảng dạy lớp hướng nghiệp truyền thống, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan (83 tuổi) – Chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm chia sẻ: “Thời gian 5 tháng, chỉ đủ để người học biết tới nghề, chứ chưa làm được nghề”. Cũng theo ông, một lao động chạm bạc lành nghề phải mất ít nhất 10 năm học hỏi và rèn giũa. Nếu muốn đạt đến độ tinh xảo của các hoa văn, thì ngoài tố chất, bàn tay khéo léo, còn phải có bí quyết riêng mà hiện chỉ có vài người trong làng nắm được. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan, tuy nghề chạm bạc Đồng Xâm thu hút lượng lớn lao động của làng, nhưng đội ngũ lao động lành nghề kế cận của làng vẫn là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, để phát triển và duy trì nghề truyền thống.
<< nguồn: quân đội nhân dân >>

Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
Mail: tranhdongxammd@gmail.com



Tiếp...

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

TRANH ĐỒNG XÂM - TRANH CHỮ ĐỨC

0 nhận xét

Trong cuộc sống, chữ Tâmchữ Đức làm nên vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp ấy tạo nên sự khác biệt căn bản giữa con người và các loài vật. Nói đến chữ Đức chính là nói về đạo đức con người, là luôn đồng nghĩa với những điều tốt đẹp.


Chữ Đức được kết hợp từ ba bộ chữ là chữ sách, chữ trực và chữ tâm.Trong đó, chữ sách có nghĩa là bước đi, hành động; chữ trực nghĩa là ngay thẳng, chính trực; chữ tâm mang ý nghĩa về sự suy tư, về ý nghĩ, tư duy. Như vậy có thể hiểu một cách khái quát: Chữ Đức nghĩa là sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình.
 
tranh dồng chữ Đức hóa long
Người xưa có câu: “Tiên tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước phải có đức, phải tu nhân tích đức, sau mới nghĩ đến chuyện tìm sự giàu sang  phú quý (tầm long nghĩa là tìm long mạch tốt để tạo sự phát đạt, giàu sang). Lại có câu: “Có đức mặc sức mà ăn” cũng với ý nghĩa tương tự. Chữ Đức, hay nói đúng hơn, ăn ở có Đức là điều rất quan trọng. Cho nên trong Tử vi, mặc dù đặc biệt coi trọng “số phận” con người, nhưng vẫn có câu: “Đức năng thắng số’’, cũng là nhằm nhắc nhở người đời hãy biết lấy Đức làm trọng, vừa giúp ích cho xã hội, vừa tạo nên “số phận” tốt hơn cho chính mình.
Ngày nay nhiều gia đình hoặc ở công sở lại treo chữ Đức  hoặc chữ Tâm  . Tâm là trái tim, là tấm lòng. Chữ tâm như một con thuyền chở nặng hoài niệm, suy tư của cuộc đời. Người treo chữ Tâm với mong muốn trong khi giải quyết các công việc, luôn luôn có một tấm lòng, xét việc “thấu tình đạt lý”. Nhà thơ Nguyễn Du đã viết:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Khi có tấm lòng nghĩ đến người khác, người có quyền sẽ thấu hiểu nỗi khổ của kẻ dưới, không gây oan trái cho người dân lương thiện. Một quan chức có tâm sẽ coi trọng công lý, coi trọng tình người, gương mẫu trong lời nói và việc làm, giải quyết mọi việc êm thuận, được mọi người tin yêu.
Chữ đức  xét theo lối chiết tự bao gồm ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là chữ mà những học trò đã từng theo “cửa Khổng sân Trình” phải thuộc lòng cách viết từ khi tóc còn để chỏm trái đào:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm
Ở bên trái là bộ hành tức là làm. Bên phải ở trên là bộ thập ( + ) cần phải tu dưỡng đủ 10 nết tốt, phải có cái nhìn rộng rãi “chín phương trời, mười phương đất”. Tiếp theo là bộ tứ - cần bao dung, rộng rãi, không chấp nhất đối với kẻ thuộc quyền - “Tứ hải giai huynh đệ” (Bốn biển đều là anh em một nhà); chữ nhất (-) biểu thị lòng ngay thẳng, trung thực, không vụ lợi, không thay đổi thái độ, hành động trước mọi sự cám dỗ. Dưới cùng là bộ tâm – một trái tim, một tấm lòng vị tha, yêu thương con người. Có thể hiểu là chữ Đức diễn tả bản chất của một vị quan tốt vị sếp tốt. Khi làm việc công, đối với kẻ dưới quyền luôn bao dung rộng rãi, giải quyết công việc ngay thẳng nhưng có tình có lý, coi kẻ dưới như những người thân của mình, biết xót xa, đồng cảm cho những khổ đau mà họ phải gánh chịu. Chắc chắn vị quan đó sẽ hoàn thành tốt chức trách, được mọi người nể phục.
Mỗi chữ Hán được viết theo hình thức khác nhau. Do được viết theo lối tượng hình, nên khi chiết tự có nhiều ý nghĩa rất sâu sắc. Vì vậy, tuy chỉ là một chữ nhưng chứa đựng những bài học lớn lao, sâu sắc trong đạo lý làm người.
Tranh đồng chữ Đức

Xét về mặt hình thức, tranh một chữ thường được chạm trên khung hình vuông. Tùy theo không gian của ngôi nhà, ban thờ mà đặt khổ  to, nhỏ cho hài hòa cân đối. Hình ảnh 1 bức Đại tự ở chính giữa ban thờ gia tiên hoặc công sở, nét chữ được chạm nổi đồng vàng lấp lánh cũng thể hiện một nghệ thuật trang trí đẹp, nói lên được ước mơ, phẩm chất của chủ nhân, gây được sự thiện cảm đối với người chiêm ngưỡng.
Thờ hay treo tranh chữ là phong tục đẹp, vốn có từ lâu đời, nhưng đã có một thời do cơm áo gạo tiền nên bị mai một lãng quên. Những năm gần đây, “phú quý sinh lễ nghĩa”, rất nhiều người tặng nhau các bức tranh chữ, hoặc đi mua về treo ở gia đình, công sở. Sắp xuân, có đôi lời mạn đàm để cùng hiểu rõ hơn về phong tục treo, thờ tranh chữ như một nét văn hóa, một cách giáo dục đạo đức truyền thống. Thú chơi nghệ thuật tao nhã này nên được duy trì rộng rãi trong xã hội.

Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
https://www.facebook.com/tranhdongxammd/

Tiếp...

TRANH ĐỒNG XÂM - TRANH CHỮ TÂM

0 nhận xét

“Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo, tâm gian dối thì cuộc sống bất an, tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù, tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui, tâm tham lam thì cuộc sống dối trá…”. Mà nếu như vậy, dẫu có giàu có thì bạn vẫn mãi không thể sống hạnh phúc an vui được.


Vì sao nên treo tranh đồng chữ Tâm trong nhà?
Tranh đồng chữ “Tâm” là dòng tranh  được khá nhiều người yêu thích. Thích vì tranh này là tranh đồng sang trọng chữ ” uốn rồng, uốn phượng” rất bắt măt, phần nữa thích vì ý nghĩa của chữ “TÂM”.
Chữ “Tâm” là một chữ rất rộng và rất hay, đây cũng là chữ minh “Tâm” đắc nên hôm nay viết vài dòng tản mạn về chữ “Tâm” và bức tranh đồng chữ “Tâm” làm quà tặng.
 
tranh đồng chữ Tâm hóa rồng
Vì sao chúng ta lại chọn chữ “Tâm” treo trong nhà mình, như chúng ta biết gia đình là nơi ta đi ra ngoài xã hội và gia đình cũng là nơi ta quay về. Vậy, không có nơi nào ý nghĩa hơn gia đình và cũng chính gia đình là nơi dạy chúng ta nhiều lẽ phải của cuộc sống.

Với bức tranh đồng chữ “Tâm” nó có một thông điệp là: Các thành viên trong gia đình dù làm gì, nghĩ gì, nói gì cũng cần phải khắc nhớ ghi “Tâm” cái chữ “Tâm” trong mình để tự hoàn thiện mình, mang lại giá trị cho bản thân, gia đình và cho cả xã hội. Có như vậy gia đình mình mới được yên vui, hạnh phúc. 

Nếu ta hiểu được chữ “Tâm” rồi, thì không điều gì làm khó được ta. Ví như mình làm công việc gì thì mình cũng phải làm hết trách nhiệm, bổn phận của mình vậy thì lương “Tâm” của mình dẽ được dễ chịu và là động lực cho mình làm người tốt và việc tốt.
 
Tranh đồng chữ Tâm
Trong mọi tình huống ta cần giữ cái “Tâm” trong sáng của mình vì: ““Tâm” lệch lạc thì cuộc sống điên đảo, “Tâm” gian dối thì cuộc sống bất an, “Tâm” ghen ghét thì cuộc sống hận thù, “Tâm” đố kỵ thì cuộc sống mất vui, “Tâm” tham lam thì cuộc sống dối trá…”. Mà nếu như vậy, dẫu có giàu có thì bạn vẫn mãi không thể sống hạnh phúc an vui được.

Vậy món quà tranh đồng chữ “Tâm” dành tặng bạn bè người thân đối tác là một món quà thật ý nghĩa. Có thể làm quà cho nhiều dịp khác nhau. Tranh  chữ “Tâm” rất tinh tế thâm thuý và ý nhị. Lại còn được chế tác theo ý thích sáng tạo riêng, yêu cầu riêng mà bạn tuỳ thích. Đây quả là món quà tuyệt vời.



 Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
https://www.facebook.com/tranhdongxammd/
Tiếp...

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

TRANH ĐỒNG XÂM - TRANH TỨ QUÝ

0 nhận xét


Tranh đồng Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân, hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.


Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)...


tranh tùng cúc trúc mai

Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch

Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.

Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên. Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.


Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc... như tứ phương, tứ trụ, tứ đức... Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc.

Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số... Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉ do một con nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quan trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi. 


Như vậy với lối tư duy trừu tượng, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
 Mọi thông tin liên hệ:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển địa ốc Tranh Đồng Xâm
SĐT: 0903. 11.66.28
Mail: tranhdongxammd@gmail.com


Tiếp...